KIỂM ĐỊNH AN TOÀN XE NÂNG HÀNG

Xe nâng hàng là gì?

Xe nâng hàng (hay còn gọi là Forklift) là một thiết bị công nghiệp có khả năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Với nhiều dòng xe đa dạng, xe nâng có thể bốc xếp hàng hóa có tải trọng từ vài tấn đến vài chục tấn với chiều cao nâng lên đến hàng chục mét. Chúng giúp việc bốc xếp và kiểm tra hàng hóa trở nên linh động và dễ dàng hơn

Các loại xe nâng phổ biến:

Để phục vụ đa dạng các nhu cầu khách hàng, xe nâng phát triển với nhiều dòng xe cho đích sử dụng khác nhau như:

  • Xe nâng di chuyển hàng hóa:
    • Xe nâng tay (Hand Pallet Truck)
    • Xe nâng điện có người lái (Pedestrian Truck/ Pallet Mover)
  • Xe nâng di chuyển kết hợp nâng hạ hàng hóa:
    • Xe nâng tầm thấp (Stacker Truck)
    • Xe nâng tầm cao (Reach Truck)
    • Xe nâng VNA (High Rack Stacker)
    • Xe nâng cân bằng (Counterbalance Truck)
  • Xe nâng chọn hàng (Order Picker)
  • Xe kéo (Tow Tractor)

Nếu phân loại theo động cơ, có thể chia thành các loại xe:

  • Xe nâng bằng tay
  • Xe nâng bằng điện
  • Xe nâng bằng đông cơ đốt trong.

Kiểm định an toàn xe nâng hàng là gì?

Kiểm định an toàn xe nâng hàng là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe nâng dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Theo quy định tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, xe nâng là thiết bị bắt buộc phải thực hiện kiểm định an toàn.

Tại sao phải kiểm định xe nâng hàng ?

Kiểm định xe nâng hàng không chỉ thể hiện doanh nghiệp chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật mà công tác này còn mang đến nhiều lợi ích thiết thực với chính người lao động và đơn vị như:

  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành không gặp tai nạn, sự cố.
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển.
  • Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm.

Các hình thức kiểm định thiết bị

Hiện nay có 3 hình thức kiểm định an toàn xe nâng hàng bao gồm:

  • Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:

Kiểm định là hoạt động thẩm định tình trạng xe nâng hàng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trước khi đưa vào sử dụng có đảm bảo an toàn hay không. Đồng thời trong quá trình kiểm định cũng phát hiện ra các nguy cơ mất an toàn lao động nhằm phòng tránh và khắc phục kịp thời.

  • Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước. Các giấy tờ kiểm định lần đầu như: Phiếu kết quả, biên bản, giấy tờ lý lịch xe và các kiến nghị lần trước hoặc giấy tờ sữa chữa lớn (nếu có) phải giữ lại để phục vụ cho các lần kiểm định tiếp theo, để không phải tốn thời gian và chi phí lập lại.

  • Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị hoặc khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Huan-luyen-dao-tao-van-hanh-xe-nang

Kiểm định an toàn xe nâng hàng tại nhà máy khách hàng

Các bước kiểm định xe nâng hàng

Khi kiểm định xe nâng hàng là quy trình thuộc danh mục kiểm định thiết bị nâng, tổ chức kiểm định phải lần lượt tiến hành theo quy định tại QTKĐ:17-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;

  • Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng
  • Kiểm tra nhận ký vận hành, bảo trì, sửa chữa
  • Xem xét hồ sơ kiểm định xe nâng lần trước

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài;

  • Xem xét việc ghi nhãn
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của khung xe, thân vỏ, sàn, đối trọng, buồng lái
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu công tác (khung nâng, cơ cấu mang tải, xích nâng…)
  • Hệ thống thủy lực
  • Hệ thống di chuyển (bánh xe, cầu xe …)
  • Đánh giá kỹ thuật của hệ thống an toàn (phanh, đèn tín hiệu, còi, gương…)
  • Xem xét các vết nứt của khung nâng hay cơ cấu mang tải bằng cách siêu âm hoặc bột từ…

Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật- thử không tải;

  • Hệ thống thủy lực.
  • Hệ thống tín hiệu: đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, còn điện, còi lùi
  • Hệ thống phanh:
  • Hệ thống di chuyển

Bước 4: Các chế độ thử tải- phương pháp thử;

  • Thử tĩnh: Tải trọng thử: 125% SWL hoặc bằng 125 % Q(sd),
  • Thử động: Tải trọng thử: 110% SWL hoặc bằng 110%
  • Thử phanh tay: Tải trọng thử: 100% SWL,

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.

Kết thúc quá trình kiểm tra và thử nghiệm xe nâng, kiểm định viên lập biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng theo mẫu quy định. Dán tem kiểm định và ban hành kết quả kiểm định xe nâng nếu kết quả kiểm định đạt yêu cầu.

Thời hạn kiểm định xe nâng hàng

  • Thời hạn kiểm định định kỳ xe nâng hàng là 02 năm.
  • Đối với xe nâng hàng đã sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
  • Trường hợp nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đề nghị của nhà chế tạo hoặc cơ sở.

Là đơn vị đã được Bộ LĐTBXH cấp giấy chứng nhận có đủ điều kiện và chức năng thực hiện hoạt động kiểm định an toàn xe nâng hàng và một số thiết bị nằm trong danh mục bắt buộc phải kiểm định theo Thông tư 36/2019/TT-Bộ LĐTBXH ngày 30/12/2019, tính đến thời điểm hiện tại chúng tôi đã thực hiện kiểm định hàng nghìn thiết bị trên khắp cả nước với chi phí phù hợp nhất, thời gian nhanh nhất.