Pa Lăng (Palang) được sử dụng nhiều lĩnh vực sản xuất thi công trong xưởng, khai thác mỏ, nông nghiệp, điện lực, xây dựng cũng như việc lắp đặt máy móc, bốc dỡ hàng, nâng hạ hàng trong các nhà ga, bến tàu, kho bãi. Ngoài ra, Pa Lăng còn được dùng để hỗ trợ sửa chữa máy móc thiết bị.
Là một trong những thiết bị tiềm ẩn nhiều nguy hiểm trong khi làm việc, chính vì thế Pa Lăng xích kéo tay nằm trong danh mục thiết bị bắt buộc phải kiểm định theo quy định của Bộ LĐTBXH.
Pa Lăng xích kéo tay là gì?
Pa Lăng xích kéo tay có tải trọng từ 1.000kg trở lên là loại thiết bị nâng gồm 1 cơ cấu nâng hạ, trong nhiều trường hợp được trang bị thêm cơ cấu di chuyển, được dẫn động bằng tay thông qua xích kéo và cơ cấu giảm tốc, dây treo tải bằng xích.
Pa Lăng xích kéo tay có tải trọng từ 1.000kg trở lên sau đây gọi tắt là Pa Lăng xích.
Không chỉ có Pa Lăng xích kéo tay. Pa Lăng còn được phân loại:
- Theo tính chất vật lý (Pa Lăng xích, Pa Lăng cáp).
- Theo nguồn động lực sử dụng nâng vật nặng
- Pa Lăng sử dụng điện lại phân loại thành Pa Lăng cáp điện và Pa Lăng xích điện.
- Pa Lăng sử dụng sức người có Pa Lăng xích kéo tay và Pa Lăng xích lắc tay.
Kiểm định Pa Lăng xích kéo tay là gì?
Kiểm định Pa Lăng xích kéo tay thuộc nhóm kiểm định thiết bị nâng. kiểm định Pa Lăng xích kéo tay là hoạt động kiểm tra, đánh giá sợ phù hợp của thiết bị với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn mà Nhà nước đã ban hành.
Trong quá trình sử dụng Pa Lăng có một số nguy cơ gây mất an toàn như: rơi tải trọng do nâng quá tải khiến cho đứt xích nâng tải, gãy thanh treo, gãy móc buộc tải; bị kẹp tay; bị điện giật do chập điện, hở điện… Vì thế, thiết bị bắt buộc phải được kiểm định.
Tại sao phải kiểm định Pa Lăng?
Luật quy định: Pa Lăng là thiết bị bắt buộc phải kiểm định theo Thông tư số 36/2019/TT – BLĐTBXH.
Nguy hiểm chết người: Pa Lăng là thiết bị nâng, dùng để nâng các vật liệu, thiết bị nặng. Nếu Pa Lăng không đảm bảo an toàn sẽ gây rơi rớt gây nên thiệt hại về người và thiệt hại kinh tế khó lường do đó kiểm định chính là để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời tránh những rủi ro đáng tiếc.
Tiết kiệm chi phí: Tiết kiệm chi phí sửa chữa thiết bị, không phải chi trả cho các trường hợp tai nạn lao động khi làm việc có liên quan đến Pa Lăng (nếu thiết bị được kiểm định thường xuyên).
Khi nào cần kiểm định ?
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của pa lăng xích kéo tay theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:
- Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của pa lăng xích kéo tay theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của pa lăng xích kéo tay theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong các trường hợp sau:
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
- Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt (không áp dụng quy định này đối với các loại pa lăng xích kéo tay không có cơ cấu di chuyển và được sử dụng lưu động);
- Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Quy trình kiểm định Pa Lăng xích kéo tay
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn Pa lăng xích kéo tay, tổ chức kiểm định phải lần lượt tiến hành theo đúng theo QTKĐ 13-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị;
- Bước 2: Kiểm tra bên ngoài;
- Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải;
- Bước 4: Các chế độ thử tải- Phương pháp thử;
- Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.
Thời hạn kiểm định thiết bị
Với các Pa Lăng xích kéo tay lắp đặt cố định tại nơi có mái che: thời hạn kiểm định Pa Lăng định kỳ 3 năm.
Thời hạn kiểm định định kỳ 1 năm đối với các Pa Lăng xích kéo tay sau: lắp đặt cố định ngoài trời; thiết bị được sử dụng lưu động; thiết bị sử dụng trên 12 năm.
Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
Tham khảo các tiêu chuẩn kiểm định Pa Lăng
Dưới đâu là tài liệu các đơn vị kiểm định Pa Lăng cần tham khảo, viện dẫn các tiêu chuẩn, quy chuẩn sau khi thực hiện công việc.
QCVN 7: 2012/BLĐTBXH: Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
QTKĐ: 13-2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn Pa Lăng xích kéo tay
QTKĐ: 09-2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị nâng kiểu cầu (cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, Pa Lăng điện)
TCVN 4244:2005: Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
TCVN 5207:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung
TCVN 5209:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện
TCVN 9358:2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung
Kiểm định kỹ thuật an toàn Pa Lăng có thể căn cứ theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, cơ sở chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia đã được ban hành.
Kiểm định Pa Lăng ở đâu ?
BHL Group tự hào là công ty kiểm định Pa Lăng hàng đầu trong cả nước, được nhiều khách hàng tin tưởng.
Ngoài ra, chi phí kiểm định Pa Lăng đã được nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư số 41/2016/TT/BLĐTBXH dựa trên tải trọng làm việc của Pa Lăng.