KIỂM ĐỊNH AN TOÀN SÀN NÂNG NGƯỜI

Sàn nâng người là gì?

Sàn nâng người (Gondola) là một hệ thống kết cấu bao gồm sàn công tác, kết cấu dầm treo, cụm máy tời nâng, đối trọng, cáp thép và các cơ cấu, bộ phận an toàn khác.

Công dụng của sàn nâng người giúp tạo ra môi trường làm việc an toàn cho người lao động ở trên cao.

Kiểm định an toàn sàn nâng người là gì?

Kiểm định an toàn sàn nâng người thuộc nhóm kiểm định thiết bị nâng, đây là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.

Sàn nâng người là thiết bị đã được Bộ LĐTBXH quy định chi tiết tại Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBX nằm trong danh mục các thiết bị cần kiểm định định kỳ để tránh xảy ra những sự cố tai nạn trong lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.

Lợi ích khi kiểm định an toàn thiết bị

Việc kiểm định sàn nâng người không chỉ thể hiện các đơn vị đang thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật mà còn mang đến những lợi ích như:

  • Kiểm soát được thiết bị định kì từ đó chủ động làm giải pháp khắc phục lỗi nếu có.
  • Giảm thiểu tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động, tạo nên môi trường làm việc an toàn.
  • Nâng cao uy tín doanh nghiệp

Đối tượng phải thực hiện kiểm định sàn nâng người

Là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng sàn nâng người bắt buộc phải thực hiện kiểm định sàn nâng người phù hợp theo Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn sàn nâng người QTKĐ:12-2016/BLĐTBXH do Cục An toàn lao động.

Các hình thức kiểm định sàn nâng người

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của sàn nâng người theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp, đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của sàn nâng người theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau một chu kỳ kiểm định.

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

  • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
  • Sau khi chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới, sàn nâng người bị tháo rời các cụm chi tiết chính;
  • Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Quy trình kiểm định an toàn sàn nâng người

Khi kiểm định an toàn sàn nâng người, tổ chức kiểm định thực hiện đúng theo QTKĐ:12-2016/BLĐTBXH bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị;
  • Bước 2: Kiểm tra điều kiện môi trường bên ngoài;
  • Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải;
  • Bước 4: Các chế độ thử tải – phương pháp thử;
  • Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.

Để kiểm định bàn nâng sàn nâng người có kết quả chính xác thì cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ bao gồm: Thiết bị đo điện trở tiếp đất, thiết bị đo điện trở cách điện, thiết bị đo hiệu điện thế, thiết bị đo tốc độ và khoảng cách, thiết bị đo lường cơ khí, các loại thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác…

Thời hạn kiểm định

  • Thời hạn kiểm định định kỳ sàn nâng người là 01 năm. Đối với sàn nâng người đã sử dụng trên 10 năm, thời hạn kiểm định định kỳ là 06 tháng.
  • Tuy nhiên, trong trường hợp các cơ sở, nhà chế tạo có yêu cầu thực hiện kiểm định theo kỳ hạn ngắn hơn thì việc kiểm định phải được thực hiện theo yêu cầu, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.