PHÂN BIỆT CÁC LOẠI CẨU TRỤC CẦN PHẢI KIỂM ĐỊNH AN TOÀN

Cầu trục là 1 hệ thống máy móc dùng để nâng hạ người và những vật dụng có trọng lượng và kích thước lớn. Chúng được ứng dụng thực tế tại các nhà máy, cảng, những công trình thủy lợi, công trường. Cầu trục hay cần trục tự hành một trong những loại máy móc yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Hoạt động đánh giá, kiểm định an toàn thiết bị cần trục áp dụng cho các đơn vị sở hữu, sử dụng thiết bị trong công tác sản xuất, vận chuyển hàng hóa. Vậy hiện nay có những loại cẩu trục nào và những lưu ý khi thực hiệu kiểm định cầu trục, hãy cùng BHL Group tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI CẦU TRỤC CẦN PHẢI KIỂM ĐỊNH

Nhu cầu sử dụng ngày một tăng vì thế cầu trục cũng được thiết kế và sản xuất với nhiều công dụng tính năng khác nhau. Tương ứng với đặc điểm của từng thiết bị mà hiện nay có 5 kiểu cần trục được phân loại bao gồm:

Phân loại theo công dụng

Cầu trục thông thường là loại được thiết kế dùng để di chuyển hàng hóa hoặc nâng – hạ hàng hóa. Thiết bị chủ yếu sử dụng móc treo để di chuyển, lắp ráp, xếp dỡ và sửa chữa máy móc. Ưu điểm lớn nhất là cẩu có khả năng di chuyển hàng hóa đa dạng, vận chuyển các loại vật dụng khác nhau. Tuy nhiên tải trọng để có thể nâng thì không quá lớn.

Cầu trục chuyên dụng được thiết kế đặc biệt để có thể nâng một loại hàng hóa nhất định nào đó. Ứng dụng chủ yếu của loại thiết bị này được dùng trong ngành công nghiệp luyện kim nên tải trọng thường khá lớn.

Phân loại theo cách dẫn động cơ cấu

Cầu trục dẫn động sử dụng bằng tay cơ cấu hoạt động thông qua hệ thống đĩa xích kéo tay là chủ yếu. Thiết bị sử dụng cơ cấu di chuyển bằng pa lăng xích kéo từ dưới lên, hoạt động thô sơ nên giá thành cũng thấp, phù hợp, dễ sử dụng đối với những phân xưởng quy mô nhỏ.

Cầu trục dẫn động sử dụng bằng điện sử dụng những cơ cấu động cơ điện như pa lăng. Thiết bị cho phép vận chuyển hàng hóa với tốc độ nhanh, khối lượng lớn. Cơ cấu hoạt động bằng điện nên thiết bị có khả năng tự động hóa, sử dụng một cách thuận tiện, tải trọng lớn. Vì vậy thiết bị có thể ứng dụng tại những nhà xưởng lớn, khối lượng hàng hóa cần vận chuyển nhiều.

Phân loại theo kiểu dáng kết cấu dầm

Cầu trục một dầm là thiết bị có kết cấu một dầm ở hình thức chữ I hoặc tổ hợp cùng với những giàn, giằng chéo với nhau nhằm tăng độ cứng cho dầm cầu. Thiết bị này đều dùng pa lăng được chế tạo sẵn để làm cơ cấu nâng hạ thiết bị hàng hóa. Cầu trục một dầm được thiết kế đơn giản, chi phí thấp nên được dùng trong phục vụ những công việc sửa chữa hoặc lắp đặt các thiết bị với tải trọng nhỏ.

cau-truc-dam-doi-10-tan-kiem-dinh-an-toan

Ảnh minh hoa : Cầu trục 10 tấn dầm đôi

Cầu trục hai dầm hay còn được gọi là cẩu trục đôi, cầu trục dầm kép được thiết kế với cấu trúc dầm hoặc dàn chủ. Trong đó hai dầm chủ sẽ được thiết kế liên kết với nhau thông qua hai dầm đầu. Trên dầm đầu được lắp đặt thêm cụm bánh xe dùng để di chuyển cầu trục, bộ máy dẫn động, bộ máy di chuyển hoạt động. Sức nâng của cẩu 2 dầm tương đối cao khi dao động nằm trong khoảng từ 5-30 tấn. Một số loại được thiết kế riêng có thể chịu được tải trọng lên đến 500 tấn.

Cầu trục dầm hộp là một loại thiết bị có kết cấu tương đối đơn giản được sử dụng để di chuyển trong phạm vi rộng. Thiết bị có khả năng cơ động cao nên dễ dàng di chuyển trong phạm vi hẹp, bố trí hàng hóa trên cao mà không tốn thời gian quay vòng. Khả năng chịu lực của thiết bị được đánh giá khá cao.

Phân loại theo cách tựa của dầm cầu lên đường ray di chuyển

Cầu trục treo là thiết bị được sử dụng nâng – hạ – di chuyển hàng hóa được thiết kế với dầm chính treo ở phía cánh dưới của dầm dọc. Thiết kế của thiết bị có hình dạng chữ I. Nhờ thiết kế như này mà thiết bị có thể khắc phục được những nhược điểm không gian hẹp trong nhà xưởng để dễ dàng di chuyển hàng hóa, chi phí đầu tư cũng hạ thấp hơn so với sử dụng cẩu trục tựa. Tải trọng tiêu chuẩn rơi từ khoảng 1-10 tấn.

CAU TRUC DAM TREO

Ảnh minh hoa: Cầu trục treo

Cầu trục tựa có thiết kế khá đơn giản. Dầm cầu có hai điểm tựa được đặt lên những dầm cuối kết hợp với bánh xe dùng để di chuyển trong nhà xưởng. Thiết bị thường được sử dụng động cơ dẫn động chung. Ca bin điều khiển treo vào kết cấu chịu lực của thiết bị trong việc nâng – hạ để kiểm soát toàn bộ cẩu trục.

Phân loại theo phạm vi phục vụ

  • Cầu trục dùng cho cầu cảng dùng để nâng đỡ hàng hóa tại khu vực cảng biển với tải trọng to lớn.
  • Cẩu trục dùng cho công nghiệp luyện kim phục vụ cho công tác nâng đỡ vật liệu như sắt, thép, nhôm, kim loại nói chung, luyện kim. Thiết bị yêu cầu cao về độ bền do hoạt động trong môi trường có nhiệt độ tương đối cao.
  • Cầu trục dùng cho phòng chống cháy nổ dùng trong các hầm lò than, nhà máy sản xuất khí, gas… Tương tự thì cầu trục này cũng yêu cầu khá cao về độ bền do hoạt động trong môi trường tương đối đặc biệt.
  • Cầu trục dùng cho thủy điện phục vụ cho hoạt động sửa chữa, lắp đặt, vận hành hoặc thay thế cho tuabin máy phát, trạm nguồn…
  • Cầu trục dùng cho gầu ngoạm được thiết kế với hình dạng móc dáng gầu ngoạm. Thiết kế chuyên dụng cho phép cầu trục có thể bốc di dời chuyển những vật liệu rời với số lượng lớn như than, cát,…
  • Cầu trục mâm từ được thiết kế với cấu tạo chuyên dụng về cấu trúc. Phần móc cẩu là những cụm nam châm điện chuyên dụng để vận chuyển bốc vác kim loại. Nam châm sẽ hút kim loại để vận chuyển dễ dàng hơn mà không làm hư hại, rơi rớt.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC

Sử dụng cầu trục một cách an toàn

  • Chỉ sau khi có kết quả kiểm định cẩu trục và đưa vào hoạt động những cơ cấu đảm bảo được tính an toàn thì mới đưa vào hoạt động.
  • Trong quá trình hoạt động, công nhân vận hành máy móc cần lắng nghe và cảm nhận sự hoạt động của những cơ cấu xem có bình thường hay không, quan sát những thiết bị báo hiệu để được xem xét kịp thời.
  • Luôn chú ý đến phanh hãm, những cơ cấu hạn chế của hành trình
  • Trước khi nâng vật liệu hay thả vật liệu xuống cần phải nhấn còi báo hiệu cho mọi người biết
  • Thực hiện thao tác từ từ, tránh để giật cục, không thay đổi chiều quay đột ngột
  • Luôn chú ý sự cuốn cáp trên các tầng khi làm việc để tránh chồng cáp lên nhau

Thời hạn kiểm định cầu trục

  • Thời hạn tiến hành thực hiện kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với cầu trục có thời gian sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ quy định là 01 năm.
  • Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở đưa ra yêu cầu về thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo đúng quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.
  • Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải đưa ra lý do trong biên bản kiểm định.

Quy trình kiểm định thiết bị cầu trục

Quy trình kiểm định thiết bị nâng như cần trục, cầu trục, cổng trục được những tổ chức kiểm định thực hiện theo QTKĐ:09-2016/BLĐTBXH bao gồm những bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị cần kiểm định;

Bước 2: Kiểm tra tổng quan bên ngoài thiết bị;

Bước 3: Kiểm tra về mặt kỹ thuật – Thử không tải;

Bước 4: Những chế độ thử tải- Phương pháp thử;

Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định của thiết bị.

Lưu ý: Quy trình này không áp dụng cho những loại thiết bị nâng đặt lên hệ nổi làm việc.

Tham khảo chi tiết: Tất tần tần về kiểm định an toàn cầu trục.

=> Đăng ký kiểm định an toàn thiết bị: tại đây!