Kiểm định an toàn hệ thống chống sét là gì?
Như chúng ta đã biết, sét có khả năng phát ra tia lửa và dòng điện đủ mạnh gây chết người hoặc bị thương, cháy nhà cửa, làm đổ cây cối, hư hại tài sản…Đó là nguyên nhân tại sao chúng ta phải lắp đặt và kiểm định hệ thống chống sét. Phòng ngừa tai nạn và thiệt hại mà sét gây ra hệ thống chống sét cần phải được kiểm định hằng năm theo quy định của Nhà nước.
Kiểm định an toàn hệ thống chống sét tức là hoạt động đo điện trở chống sét hay kiểm tra nối đất, nối không và sự liền mạch giữa chúng. Kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở tiếp địa nên được làm định kỳ đặc biệt là trước mùa mưa bão.
Các loại sét nguy hiểm cần hệ thống chống sét
Sét đánh trực tiếp, sét đánh gián tiếp, sét cảm ứng:
- Sét đánh trực tiếp là sét đánh thẳng vào nhà cửa công trình, cây cối, con người đang di chuyển… khi có giông. Sét đánh thẳng loại sét nguy hiểm nhất vì nó có thể gây thiệt hại nặng nề cho công trình hoặc gây chết người;
- Sét đánh gián tiếp (sét lan truyền) là sét đánh vào đường dây điện thoại, đường dây tải điện cao thế hoặc hạ thế ở một nơi nào đó rồi theo đường dây truyền vào công trình làm hư hỏng thiết bị điện đang sử dụng. Chúng ta thường thấy hiện tượng bóng đèn, điện thoại, TV, tủ lạnh… bị cháy hoặc người đang gọi điện thoại bị điện giật mạnh sau một cơn giông sét, tất cả là do ảnh hưởng của loại sét này;
- Sét cảm ứng bao gồm cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ. Sét cảm ứng tĩnh điện thường chỉ nguy hiểm cho các công trình có chứa chất dễ cháy nổ như xăng dầu, khí đốt do tác động của phóng điện thứ cấp còn sét cảm ứng điện từ chỉ nguy hiểm đối với các thiết bị hiện đại dùng các linh kiện điện tử nhạy với xung điện trong các công trình bưu điện, viễn thông, phát thanh truyền hình.
Tất cả các loại sét trên đều rất nguy hiểm nên vì vậy cần có một hệ thống chống sét an toàn để bảo vệ người và tài sản.
Kiểm định hệ thống chống sét và đo điện trở tiếp địa
Quy trình Kiểm định an toàn hệ thống chống sét tại BHL Group
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế, lắp đặt hệ thống chống sét. Đánh giá khả năng và phạm vi bảo vệ của hệ thống.
- Xem xét các kết quả kiểm tra lần trước để tham khảo trong quá trình kiểm định hệ thống chống sét, hệ thống nối đất bảo vệ.
Bước 2: Kiểm tra thực tế
- Xem xét sự phù hợp giữa thực tế và hồ sơ lắp đặt
- Kiểm tra dây thoát sét, cọc nối đất, kim thu sét, bộ đếm sét, các thiết bị chống sốc điện SPD, thiết bị cắt lọc sét.
- Kiểm tra các khoảng cách an toàn trong đất.
- Đánh giá các tác động của hệ thống chống sét đối với các công trình liên quan.
Bước 3: Đo điện trở nối hệ thống chống sét
- Kiểm tra điện áp để đảm bảo không tồn tại điện thế dư trên cực nối đất.
- Lắp đặt thiết bị đo theo sơ đồ hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Giá trị điện trở nối đất đo được là giá trị trung bình của các kết quả đo tại các vị trí khác nhau
- Hệ số phụ K phụ thuộc vào độ không đảm bảo đo của phương pháp đo (K = 1,3)
- Trị số điện trở tiếp đất đánh giá: Rđánh giá = K x Rđo
Hệ số K và trị số đánh nêu trên chỉ áp dụng cho các công trình thông thường. Tùy theo đặc điểm của hệ thống chống sét và tầm quan trọng của công trình cần bảo vệ mà các giá trị trên có thay đổi.
Bước 4: Đánh giá kết quả đo và kiến nghị
Ghi nhận và đánh giá kết quả đo. Ban hành kết quả kỳ quả không đạt yêu cầu sẽ kiến nghị với đơn vị sử dụng phương án khắc phục, sửa chữa.
Chi phí kiểm định chống sét
Chúng tôi bảo đảm thời gian thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận nhanh gọn trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực của ISO/IEC với mức chi phí hợp lý cùng sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, khách quan, giàu kinh nghiệm và từng qua đào tạo bài bản ở các nước có kinh nghiệm áp dụng thành công kiểm định an toàn hệ thống chống sét.