Công ty Môi trường – TKV: Tổ chức huấn luyện cho người huấn luyện ATVSLĐ

Từ ngày 4-12/10, Công ty Môi trường – TKV đã tổ chức huấn luyện cho 31 cán bộ để làm huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong Công ty (trong đó có 15 người huấn luyện lần đầu, 16 người huấn luyện định kỳ) do Giảng viên Công ty CP Quốc tế BHL Group phối hợp cùng cán bộ của Cục An toàn lao động – Bộ LĐTB&XH và Thanh tra Bộ LĐTB&XH trực tiếp giảng dạy và sát hạch.

Việc huấn luyện kiến thức, kỹ năng cho người quản lý, phụ trách ATVSLĐ, người làm công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong Công ty là rất cần thiết, điều đó sẽ đảm bảo trong các đơn vị sản xuất luôn có lực lượng thường trực có kiến thức, kỹ năng để chủ động trực tiếp huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình học tập, các học viên đã được truyền giảng ngoài những kiến thức về chuyên môn còn là những kiến thức về phương pháp giảng dạy; những kỹ năng cần thiết trong việc lập kế hoạch huấn luyện.

huan-luyen-an-toan-lao-dong-TKV

Ảnh: Công ty Môi trường – TKV tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho 31 cán bộ để làm công tác ATVSLĐ

Một số yêu cần để trở thành người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động mà các học viên cần thực hiện theo quy định:

Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được chia làm 02 chế độ làm việc: chuyên trách và bán chuyên trách như đã phân tích ở trên. Theo đó, ở mỗi chế độ làm việc khác nhau cũng có yêu cầu về trình độ và chuyên môn khác nhau. Cụ thể là:

  • Đối với người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách: Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động không nhất thiết phải có trình độ đại học, tuy nhiên phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

-Có trình độ cử nhân đại học thuộc khối ngành kỹ thuật và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tại cơ sở;

-Có trình độ cao đẳng thuộc khối ngành kỹ thuật và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tại cơ sở;

-Có trình độ trung cấp thuộc khối ngành kỹ thuật hoặc đã trực tiếp làm việc kỹ thuật và có 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tại cơ sở.

  • Đối với những người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động theo chế độ bán chuyên trách thì yêu cầu này ít khắt khe hơn về kinh nghiệm. Cụ thể theo khoản 4 Điều 36 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP thì người làm công tác này cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:

-Có trình độ cử nhân đại học thuộc khối ngành kỹ thuật;

-Có trình độ cao đẳng thuộc khối ngành kỹ thuật và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tại cơ sở;

-Có trình độ trung cấp thuộc khối ngành kỹ thuật hoặc trực tiếp làm việc kỹ thuật và có 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tại cơ sở.

Nhiệm vụ của người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động: 

  • Căn cứ theo khoản 2 Điều 72 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho người lao động trong hoạt động tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở sản xuất, kinh doanh. Theo đó, pháp luật cũng quy định một số nhiệm vụ cụ thể sau:
  • Xây dựng nội quy, quy định biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; các quy định về phòng, chống cháy nổ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;
  • Xây dựng kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động hằng năm và đôn đốc người lao động thực hiện theo kế hoạch đó; đánh giá rủi ro và theo đó để xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;
  • Lên kế hoạch và tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền và huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng sơ cứu, cấp cứu, phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
  • Kiểm tra và điều tra tai nạn lao động, sự số kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo đúng quy định của pháp luật;
  • Phối hợp hoạt động với bộ phận y tế để tổ chức giám sát và kiểm soát các yếu tố có hại, nguy hiểm cho người lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh;
  • Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở để hướng dẫn các nhiệm vụ an toàn, vệ sinh lao động cho sinh viên;
  • Tổng hợp ý kiến của người lao động, đoàn kiểm tra, thanh tra và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kiến nghị về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Tổ chức thi đua, khen thưởng và kỷ luật, báo cáo, thống kê về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Chính vì thế, việc huấn luyện ATVSLĐ cho người làm công tác huấn luyện ATVSLĐ vô cùng quan trọng và cần thiết ở mỗi đơn vị dù lớn hay nhỏ. Để trở thành người huấn luyện ATVSLĐ, các học viên đã rất nhiệt tình, hăng hái, tích cực chủ động học tập và cập nhật những kiến thức cho mình. Sau khi hoàn thành các nội dung huấn luyện, Ban tổ chức lớp học đã tiến hành kiểm tra, sát hạch kiến thức của các học viên, những học viên đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận người huấn luyện ATVSLĐ theo quy định.

Sau khi hoàn thành lớp huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận, mỗi học viên có thể vận dụng sáng tạo những kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn, có thể chủ động tự huấn luyện cho người lao động trong đơn vị mình quản lý.

Chia sẻ nội dung
Facebook
Email
Van ban phap luat trong huan luyen, dao tao an toan lao dong, kiem dinh, quan trac

Văn bản pháp luật

Nghị định, thông tư của chính phủ và các bộ ban ngành cập nhật mới nhất