Theo số liệu thống kê gần đây, số vụ cháy liên quan đến chấp cháy thiết bị điện gia tăng nhanh chóng, chủ yếu là do sự cố chập cháy dây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản nhất là những xưởng sản xuất và kho hàng. Vì vậy không chỉ đẩy mạnh công tác phòng cháy chữa cháy mà đi kèm theo đó các đơn vị, cá nhân, tổ chức phải tiến hành rà soát, kiểm định các thiết bị điện cũng như nguồn điện sử đụng để đảm bảo an toàn cho con người và tài sản.
Kiểm định an toàn thiết bị điện là gì ?
Kiểm định an toàn thiết bị điện là kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện được đánh giá theo quy trình về mức độ an toàn của thiết bị và dụng cụ điện trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng, vận hành trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Thiết bị điện là thiết bị có nguy cơ gây rủi ro cao, khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản và môi trường. Vì vậy việc kiểm định thiết bị điện là điều bắt buộc theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BCT của Bộ Công thương ban hành ngày 27 tháng 10 năm 2015.
Công ty cổ phần quốc tế BHL Group thực hiện công tác kiểm định thiết bị điện tại nhà máy khách hàng
Danh mục thiết bị điện phải thực hiện kiểm định an toàn
Danh mục các thiết bị, dụng cụ điện phải kiểm định có quy định chi tiết tại Phụ lục I của Thông tư 33/2015/TT-BCT, như:
- Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa; QTKĐ kỹ thuật an toàn Cầu dao cách ly, Cầu dao tiếp địa – Ký hiệu WI 1628;
- Sào cách điện, QTKĐ kỹ thuật an toàn Sào cách điện – Ký hiệu WI 1630;
- Cáp điện, QTKĐ kỹ thuật an toàn Cáp điện – Ký hiệu WI 1634;
- Máy cắt, QTKĐ kỹ thuật an toàn Máy cắt điện – Ký hiệu WI 1635;
- Máy biến áp, QTKĐ kỹ thuật an toàn Máy biến áp – Ký hiệu WI 1637;
- Chống sét van, QTKĐ kỹ thuật an toàn Chống sét van – Ký hiệu WI 1638.
Quy trình kiểm định thiết bị điện
Nội dung kiểm định được quy định cụ thể trong các quy trình kiểm định được ban hành tương ứng với từng loại thiết bị, dụng cụ điện, bao gồm một hoặc nhiều nội dung chính sau:
- Kiểm tra bên ngoài;
- Đo điện trở cách điện;
- Đo điện trở của các cuộn dây;
- Kiểm tra độ bền của điện môi;
- Đo điện trở tiếp xúc;
- Đo dòng điện rò;
- Đo các thông số đóng cắt thiết bị;
- Kiểm tra hoạt động của các cơ cấu an toàn, các bộ phận có chức năng bảo vệ như bộ điều tốc, phanh hãm.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng, thiết bị điện phải được kiểm định định kỳ (thời gian giữa 2 lần kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng thiết bị).
Lợi ích khi thực hiện kiểm định thiết bị điện
Kiểm định an toàn thiết bị điện là quy định bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ là việc tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn lao động mà việc kiểm định còn mang đến những lợi ích thiết thực:
- Đảm bảo an toàn cho người sử dụng, phòng tránh cháy nổ và tai nạn lao động khác.
- Đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị điện, đảm bảo thiết bị đủ điều kiện an toàn để đưa vào hoạt động;
- Kịp thời phát hiện những hỏng hóc cần khắc phục, từ đó, nâng cao hiệu suất làm việc của thiết bị;
- Tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và các chi phí liên quan;
- Nâng cao uy tín cho đơn vị.
Công ty cổ phần quốc tế BHL Group là đơn vị kiểm định uy tín hàng đầu với hệ thống cơ sở trên cả nước. Chúng tôi với đầy đủ trang thiết bị kiểm định thiết bị điện theo tiêu chuẩn, cung cấp đến khách hàng dịch vụ kiểm định chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh.