Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác An toàn vệ sinh lao động

Thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn gắn liền với hoạt động sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động; để chăm lo bảo vệ sức khỏe cho người lao động mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ. Người lao động là nhân tố quan trọng trong sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, đơn vị sản xuất; việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, giảm ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thường xuyên, liên tục sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển lâu dài.

Công tác phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được hết sức coi trọng. Hàng năm, các Cấp công đoàn đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng như: ngành Lao động – Thương binh & xã hội, Y tế, Bảo hiểm xã hội… tiến hành kiểm tra pháp luật lao động về công tác ATVSLĐ. Qua kiểm tra phát hiện và tham gia khắc phục những sai sót, hạn chế, xử lí hành vi vi phạm pháp luật ATVSLĐ. Chỉ đạo Công đoàn các cấp quan tâm nâng cao năng lực hoạt động cho cán bộ công đoàn trong công tác tham gia xây dựng quy định về ATVSLĐ, các chế độ, chính sách có liên quan trực tiếp tới người lao động; phát triển và bồi dưỡng đội ngũ an toàn vệ sinh viên.

Một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác An toàn vệ sinh lao động

Để công tác An toàn vệ sinh lao động hoạt động có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, các cấp Công đoàn cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Một là, Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Xác định rõ công tác an toàn, vệ sinh lao động là công tác đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động; là nhiệm vụ quan trọng nên phải đưa vào chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và cả nhiệm kỳ, trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể và xác định rõ chỉ tiêu giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hai là, Kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy, cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cấp Công đoàn.

Ưu tiên bố trí cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở các cấp Công đoàn là người có kinh nghiệm về nghiệp vụ an toàn, vệ sinh lao động; Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn trong lao động cho chủ sử dụng lao động, người lao động, nhất là mạng lưới an toàn vệ sinh viên trong các đơn vị, doanh nghiệp.

Ảnh: Huấn luyện ATVSLĐ tại các đơn vị

Ba là, Tích cực tham gia nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện văn bản pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động.

Bốn là, Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải chấp hành nghiêm pháp luật về lao động, an toàn vệ sinh lao động, an toàn trong xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật liên quan; xây dựng và thực hiện đầy đủ nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn của máy móc, thiết bị và nơi làm việc.

Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đầy đủ cho các nhóm đối tượng; trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; cải thiện điều kiện lao động; kiểm định và khai báo sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, xây dựng và ban hành nội quy và biện pháp phòng cháy chữa cháy.

Tăng cường phối hợp với Công đoàn cơ sở tuyên truyền, hướng dẫn người lao động chấp hành pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và nội quy, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm về an toàn vệ sinh lao động.

Năm là, Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Tiếp tục quan tâm, tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thực hiện; về quyền, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động; về vai trò, quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa sự cố, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

thuc hanh pccc và chcn

Ảnh: Đào tạo nghiệp vụ PCCC và CNCH tại nahf máy các đơn vị

Sáu là, về công tác tham gia kiểm tra, thanh tra; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, điều tra tai nạn lao động.

Tích cực tăng cường, phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cấp Công đoàn với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra; giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động để kịp thời phát hiện các vi phạm, sai phạm, các nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động, từ đó yêu cầu khắc phục các vi phạm, nguy cơ mất an toàn lao động để ngăn ngừa sự cố, tai nạn lao động, bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động. Kịp thời đề xuất khen thưởng các chủ sử dụng lao động, đơn vị, người lao động chấp hành tốt và kiến nghị xử lý nghiêm minh, kịp thời các chủ sử dụng lao động, đơn vị không tuân thủ, vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động, các quy định pháp luật về công tác ATVSLĐ, xây dựng được môi trường làm việc an toàn, lành mạnh góp phần hạn chế thấp nhất những sự cố, tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra sẽ giúp cho người lao động yên tâm làm việc, bảo vệ sức khỏe cho người lao động nhằm góp phần giúp cho doanh nghiệp phát triển lâu dài, bền vững và lao động sản xuất đạt hiệu quả./.