Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động là một sự thật kiện thường tại Việt Nam. Đây là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, ngành, doanh nghiệp và người lao động trong công tác đảm bảo an toàn, bảo vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Chủ đề Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.”
Mục tiêu chính của tháng hành động về ATVSLĐ
- Tăng cường nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động.
- Thúc đẩy công việc cải thiện điều kiện an toàn, xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm. việc.
- Giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tổn hại về người và tài sản.
- Đẩy thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm về ATVSLĐ.
Thời gian tổ chức
Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động được diễn ra vào tháng 5 năm hàng năm ( từ ngày 01/5 đến 31/5). Đây cũng là thời điểm có Ngày Quốc tế Lao động (1/5), nên càng có ý nghĩa thiết thực.
Các chương trình hoạt động triển khai
- Lễ phát động Tháng hành động (cấp quốc gia, cấp tỉnh).
- Tổ chức các buổi huấn luyện, hội thảo, hội thi về ATVSLĐ.
- Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp , cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
- Tuyên truyền qua báo chí, mạng xã hội, banner, tờ rơi…
- Tổ chức các cuộc thi đua nhằm cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn.
Những việc doanh nghiệp nên làm để hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ
Một số công tác tiêu biểu mà các doanh nghiệp nên thực hiện để hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ:
Phát động Tháng hành động nội bộ trong doanh nghiệp
- Tổ chức lễ phát động tại nhà máy, xưởng sản xuất.
- Treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích tại khu vực làm việc.
- Gửi thư kêu gọi cán bộ, công nhân viên tích cực tham gia.
Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động
- Lập danh sách và tổ chức huấn luyện theo 6 nhóm đối tượng (theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP).
- Nội dung gồm: kỹ năng phòng ngừa tai nạn, quy trình sơ cứu, sử dụng bảo hộ lao động đúng cách, nhận diện mối nguy…
- Cấp chứng nhận huấn luyện sau khi hoàn thành.
Kiểm tra, đánh giá và cải thiện điều kiện làm việc
- Rà soát toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình sản xuất.
- Đánh giá nguy cơ rủi ro mất an toàn, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng…
- Khắc phục ngay các bất cập, đầu tư bổ sung thiết bị bảo hộ hoặc cải tiến công nghệ.
Tổ chức các hoạt động truyền thông nội bộ
- Đăng bài trên fanpage, website công ty về các chủ đề an toàn lao động.
- Gửi email nội bộ, phát tờ rơi, infographics về phòng ngừa tai nạn.
- Chiếu video tuyên truyền ATVSLĐ vào đầu mỗi ca làm việc.
Phát động phong trào thi đua
- Khen thưởng cá nhân, tổ sản xuất không để xảy ra tai nạn lao động trong tháng.
- Tổ chức hội thi tìm hiểu về ATVSLĐ, thi kỹ năng thoát hiểm, sơ cứu, PCCC…
Thành lập hoặc kiện toàn mạng lưới an toàn vệ sinh viên
- Đào tạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các An toàn vệ sinh viên (ATVSV).
- Tăng cường sự phối hợp giữa ATVSV và tổ chức công đoàn trong giám sát an toàn.
Phối hợp với cơ quan chức năng, đơn vị huấn luyện, công đoàn

Ảnh: Lớp huấn luyện vệ sinh an toàn lao động do BHL Group thực hiện
- Mời chuyên gia, giảng viên về huấn luyện chuyên sâu.
- Chủ động phối hợp thanh tra, kiểm tra, cung cấp số liệu về tai nạn lao động (nếu có).
Công ty Cổ phần Quốc tế BHL Group là đơn vị được cấp phép chính thức để tổ chức huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Qúy đơn vị đang tìm kiếm đơn vị huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) uy tín để phục vụ công tác đào tạo trong Tháng hành động vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.