I.Tìm hiểu cơ bản về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi của người tham gia vào công việc hoặc làm việc. Việc thực hiện huấn luyện về an toàn lao động được quy định tại Luật an toàn lao động 2015. An toàn, vệ sinh lao động bao gồm 2 khái niệm chính:
- An toàn lao động là giải pháp phòng chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. An toàn lao động không tốt sẽ gây tai nạn lao động.
- Vệ sinh lao động là giải pháp phòng chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. Vệ sinh lao động không tốt sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp.

Ảnh: Lớp Huấn luyện ATVSLĐ do BHL Group thực hiện
Vì vậy, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là một trong những phương thức giúp nâng cao hiểu biết cho người lao động, người sử dụng lao động về đảm bảo an toàn, vệ sinh trong lao động, từ đó có thể giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở.
II. Ý nghĩa của việc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Huấn luyện ATVSLĐ mang lại nhiều ý nghĩ to lớn từ vi mô đến vĩ mô ở nhiều mặt như:
- Về mặt chính trị: xã hội xem người lao động vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, con người người là vốn quý nhất của xã hội phải luôn luôn được bảo vệ và phát triển.
- Về mặt xã hội: người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội. An toàn, vệ sinh lao động là chăm lo đến cuộc sống, hạnh phúc của người lao động là góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội.
- Về mặt kinh tế: thực hiện an toàn, vệ sinh lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động,…
Để đảm bảo an toàn trước khi làm việc ở bất kỳ môi trường nào, người lao động cần phải được tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Như vậy thực hiện tốt công tác huấn luyện ATVSLĐ sẽ tạo điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động có thể chủ động phòng ngừa những tai nạn lao động đồng thời hiểu rõ được các tình huống nguy hiểm tiềm tàng tại nơi làm việc có thể dẫn đến việc tai nạn lao động tại bất cứ lúc nào để giúp có sự chuẩn bị từ trước thông qua việc dự báo rủi ro để từ đó có những biện pháp phòng ngừa tai nạn trong quá trình sản xuất và vận hành các thiết bị.
III. Những đối tượng cần tập huấn an toàn vệ sinh lao động
Người quản lý phụ trách an toàn vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa đào tạo an toàn vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.Theo quy định những đối tượng này được chia thành 6 nhóm chính từ nhóm 1 đến nhóm 6.
Trường hợp có thay đổi về chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động phải được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và được cấp thẻ an toàn.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí cho người lao động quy định tại khoản này khi tham gia khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. Mức, đối tượng và thời gian hỗ trợ do chính phủ quy định chi tiết tùy theo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

Ảnh: Lớp huấn luyện ATVSLĐ do đội ngũ giảng viên BHL Group thực hiện
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không những giúp cho người lao động làm việc tốt, làm đúng những yêu cầu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là hoạt động giúp mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho toàn bộ doanh nghiệp của bạn.
IV. Quy định về huấn luyện ATVSLĐ
Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:
Trách nhiệm của Tổ chức huấn luyện:
- Bố trí người có đủ tiêu chuẩn người huấn luyện tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Thực hiện đầy đủ chương trình huấn luyện khung quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ, mục IV Phụ lục I Nghị định số 140/2018/NĐ-CP. Thực hiện đầy đủ chương trình huấn luyện khung cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Phụ lục I Thông tư này.
- Thông báo bằng văn bản hoặc bằng thư điện tử trước 03 ngày kể từ ngày tổ chức khóa huấn luyện theo chương trình khung quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ-CP về thời gian, địa điểm tổ chức các khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2), người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (nhóm 3) cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi tổ chức khóa huấn luyện. Thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử trước 03 ngày kể từ ngày tổ chức khóa huấn luyện theo chương trình khung quy định tại Phụ lục I Thông tư này cho Cục An toàn lao động về thời gian, địa điểm tổ chức các khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
- Tổ chức kiểm tra, sát hạch cuối các khóa huấn luyện theo chương trình quy định; chi trả các chi phí phục vụ kiểm tra, sát hạch cuối các khóa huấn luyện.
- Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo mẫu tại Phụ lục II, giấy chứng nhận tham gia khóa tập huấn cập nhật kiến thức định kỳ an toàn, vệ sinh lao động cho người huấn luyện theo mẫu tại Phụ lục III Thông tư này.
- Lưu giữ đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động huấn luyện, tập huấn an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này trong thời hạn đủ 10 năm kể từ khi kết thúc hoạt động huấn luyện; xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Ban hành quy chế quản lý và kiểm tra, sát hạch đối với các khóa huấn luyện, tập huấn an toàn, vệ sinh lao động và không được trái quy định của pháp luật.
V. Đơn vị thực hiện huấn luyện an toàn
Đơn vị thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động phải là những đơn vị uy tín trong lĩnh vực, được cấp phép hoạt động từ Bộ ban ngành theo quy định, có năng lực phù hợp.
BHL Group là đợn vị nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động. Chúng tôi với đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm đã thực hiện nhiều công tác an toàn cho nhiều đơn vị lớn nhỏ trong cả nước. Với mong muốn không ngừng nâng cao và phát triển năng lực chuyên môn, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt, đội ngũ BHL Group luôn trau dồi thêm kiến thức, cập nhật liên tục nhữngdự thảo, điều luật mới, quy định mới để kịp thời áp dụng.
Không chỉ với nội dung ATVSLĐ, chúng tôi còn thực hiện các nghiệp vụ khác như: Kiểm định an toàn, quan trắc môi trường, đào tạo vận hành, phân loại lao động…Liên hệ với BHL Group để được tư vấn và hỗ trợ về dịch vụ.