KIỂM ĐỊNH AN TOÀN HỆ THỐNG LẠNH

Kiểm định hệ thống lạnh là gì?

Kiểm định hệ thống lạnh là kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh theo một quy trình nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng theo Thông tư số 36/2019/TT BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 

Một số tiêu chuẩn áp dụng 

  • TCVN 6104:1996 Hệ thống máy lạnh dùng để làm lạnh và sưởi – Yêu cầu an toàn; 
  • TCVN 8366:2010 Bình chịu áp lực – Yêu cầu về thiết kế và chế tạo; 
  • TCVN 6008:1995 Thiết bị áp lực – Mối hàn – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra;
  • TCVN 7472:2005 Thiết bị áp lực – Hàn liên kết. 

Quy trình kiểm định 

Khi kiểm định hệ thống lạnh, kiểm định viên phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật 

  • Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng, nhật ký vận hành và bảo trì. 
  • Kiểm tra hồ sơ kiểm định lần trước 

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên trong, bên ngoài 

Kiểm tra bằng mắt: 

  • Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại. 
  • Các biến dạng hình học. 
  • Xem xét lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt 
  • Kiểm tra cầu thang, sàn thao tác, điều kiện môi trường vận hành 

Kiểm tra không phá hủy: 

  • Sử dụng các phương pháp siêu âm, chụp phim, thẩm thấu, bột từ để kiểm tra các khuyết tật ăn mòn trên kim loại cơ bản, đường ống các mối hàn. 

Bước 3: Thử nghiệm 

  • Thử bền: Các thiết bị áp lực, đường ống được cô lập để thử nghiệm ở áp suất quy định.
  • Thử kín: Kiểm tra rò rỉ ở áp suất làm việc cho phép trong thời gian tối thiểu 24 giờ.

Bước 4: Kiểm định các cơ cầu an toàn, bảo vệ, thiết bị đo lường 

  • Van an toàn, áp kế
  • Thiết bị đo mức 
  • Rơ le nhiệt độ, áp suất
  • Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị 

Bước 5: Kiểm tra vận hành 

Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị, chạy thử ở áp suất làm việc cho phép. 

Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định hệ thống lạnh

  • Lập biên bản kiểm định hệ thống lạnh theo mẫu quy định 
  • Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có) Dán tem và ban hành kết quả kiểm định. 
  • Dán tem và ban hành kết quả kiểm định

Lưu ý: Thông thường chu kỳ kiểm định hệ thống lạnh là 3 năm/lần. Đối với hệ thống lạnh có môi chất độc hại, cháy nổ thì chu kỳ kiểm định định kỳ là 2 năm/lần.

Tại sao đơn vị cần phải kiểm định hệ thống lạnh? 

Kiểm định an toàn hệ thống lạnh nói riêng và kiểm định an toàn thiết bị nói chung là hoạt động hết sức quan trong trong quá trình vận hành và sử dụng trong công nghiệp và cũng là hoạt động bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Nhà nước. 

Lợi ích khi kiểm định an toàn hệ thống lạnh:

  • Đảm bảo an toàn tính mạng cho con người khi vận hành, sản xuất thiết bị máy móc tại doanh nghiệp đó; 
  • Đáp ứng yêu cầu của Pháp luật Việt Nam về việc kiểm định an toàn thiết bị máy móc; 
  • Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn; 
  • Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động gây ra; 
  • Giảm hao hụt môi chất lạnh đồng thời tăng khả năng bảo vệ môi trường; 
  • Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho đơn vị bảo hiểm, khách hàng khi đánh giá. 
  • Việc sở hữu tem kiểm định cho hệ thống lạnh góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh, tạo dựng niềm tin từ phía khách hàng, từng bước mở rộng và phát triển thương hiệu của mình không chỉ trên thị trường trong nước mà cả trên thị trường khu vực và quốc tế. 

Quy trình kiểm định thiết bị tại BHL Group tuân thủ chặt chẽ các trình tự, thủ tục kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ và bất thường theo những quyết định và thông tư đã được ban hành.

Chúng tôi tự hào là đơn vị có kinh nghiệm thực hiện giám định, kiểm định, chứng nhận nhiều năm qua và đã trở thành đối tác uy tín của các công ty, tập đoàn cả trong và ngoài nước.

 

 

Nội dung liên quan