1. Kiểm định thiết bị đo lường khối lượng là gì?
Thiết bị đo lường tiêu chuẩn là các dụng cụ, thiết bị máy móc được thiết kế và tạo ra để đo đạc các chỉ số cần thiết cho con người sử dụng vào hoạt động thống kê, sản xuất, nghiên cứu, buôn bán.
Thiết bị đo lường khối lượng thuộc “Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định” theo quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007 của Bộ khoa học và công nghệ. Vì vậy, kiểm định hiệu chuẩn thiết bị đo lường khối lượng là công việc cần thiết và quan trọng đối với các đơn vị.
Theo quy định khi sản xuất, lưu thông trên thị trường sẽ phải có tem kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định vì đây là nhóm sản phẩm có nguy cơ cao gây nguy hiểm cho con người và môi trường, vì quá trình làm việc theo thời gian lâu dần sẽ dẫn đến sai lệch khiến độ chính xác của thiết bị giảm đi, làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
3. Lợi ích của kiểm định thiết bị đo lường khối lượng
- Đáp ứng yêu cầu của pháp luật và quy định Nhà nước.
- Giảm rủi ro ngừng sản xuất đột ngột.
- Tránh ảnh hưởng chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất.
- Giảm tổn thất kinh tế cho doanh nghiệp.
- Đảm bảo an toàn người tiêu dùng, khách hàng và người lao động.
4. Quy trình kiểm định thiết bị đo lường khối lượng
Kiểm định lần đầu: đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị đo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trước khi lắp đặt và đưa vào sử dụng lần đầu. Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Lý lịch của thiết bị;
- Hồ sơ xuất xưởng;
- Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường;
- Biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có);
- Hồ sơ lắp đặt;
- Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực (nếu có);
- Hướng dẫn lắp đặt và vận hành an toàn;
- Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
Kiểm định định kỳ: đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị đo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia khi hết thời hạn của lần kiểm định trước hoặc tùy thuộc vào chủng loại và tình trạng của từng loại thiết bị. Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Lý lịch của thiết bị;
- Biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước;
- Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng;
- Biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
Kiểm định bất thường: đánh giá trình trạng kỹ thuật của thiết bị đo theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong trường hợp:
- Khi thiết bị đo bị hỏng, dừng hoạt động;
- Sau khi sửa chữa, nâng cấp, thay đổi có ảnh hưởng tới kỹ thuật của thiết bị;
- Khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ bao gồm:
- Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
- Thay đổi vị trí lắp đặt: Hồ sơ lắp đặt.
5. Danh mục các Kiểm tra và đo lường khả năng (CMC) đã được chấp thuận Quốc tế
- Mass (E2). Mass standard, 1 mg to 100 mg
- Mass (E2). Mass standard, 0.1 g to 1 g
- Mass (E2). Mass standard, 1 g to 10 g
- Mass (E2). Mass standard, 10 g to 100 g
- Mass (E2). Mass standard, 0.1 kg to 1 kg
- Mass (E2). Mass standard, 1 kg to 20 kg
6. Đơn vị được phép kiểm định hiệu chuẩn thiết bị
Công ty cổ phần quốc tế BHL Group là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ kiểm định an toàn thiết bị tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam. Tại BHL Group, quy trình kiểm định thiết bị này tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự, thủ tục kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, định kỳ và bất thường theo những quyết định và thông tư đã được ban hành.
Chúng tôi tự hào là đơn vị có kinh nghiệm thực hiện kiểm định hiệu chuẩn thiết bị đo lường khối lượng nhiều năm qua và đã trở thành đối tác uy tín của nhiều doanh nghiệp tại miền Bắc và khắp cả nước. Ngoài ra, BHL Group còn cung cấp nhiều dịch vụ khác đi kèm như: huấn luyện an toàn, chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy, hiệu chuẩn thiết bị, đào tạo nghề/sơ cấp nghề…