KIỂM ĐỊNH AN TOÀN LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH AN TOÀN

Kiểm định an toàn là gì ?

Kiểm định an toàn là hoạt động của kỹ thuật theo một quá trình nhằm cung cấp kết quả đánh giá và xác nhận sự phù hợp của đối tượng kiểm định đã được quy định trong tất cả quy định đã có tương ứng với tất cả các đối tượng được kiểm định.

Để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất, thi công, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định bắt buộc các tổ chức, doanh nghiệp phải kiểm định máy móc, thiết bị với quy trình vận hành đảm bảo an toàn cho người lao động theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH.

Kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định tại Điều 28 Luật An toàn, vệ sinh lao động và hướng dẫn tại Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, việc đối với các máy móc, thiết bị có khả năng gây mất an toàn cho người lao động là bắt buộc. Thông tư này cũng quy định rõ danh mục máy móc thiết bị nào phải kiểm định mới được phép đưa vào vận hành.

Các loại hình kiểm định an toàn hiện nay

Về phân loại, kiểm định kỹ thuật an toàn được chia thành 3 loại hình sau:

1.Kiểm định an toàn lần đầu

Theo quy định, sau khi lắp đặt máy móc, thiết bị (trước khi đưa vào vận hành) phải kiểm định kỹ thuật an toàn nhằm đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị, máy móc đó trong suốt chu kỳ vận hành và trong mối quan hệ tổng thể của một quy trình sản xuất (nếu có). Quy trình kiểm định căn cứ theo các tiêu chí phù hợp với quy chuẩn quốc gia về an toàn kỹ thuật được quy định tại văn bản QCVN7: 2012/TT-BLĐTBXH và QCVN:01-2008/TT-BLĐTBXH.

Hoạt động này được gọi là kiểm định an toàn lần đầu và kết quả được xác lập bằng văn bản xác thực của đơn vị có chức năng được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép thực hiện.

2. Kiểm định an toàn định kỳ

Kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn có thời hạn đối với thiết bị, máy móc. Do đó, khi thời hạn xác nhận kiểm định được quy định cho lần kiểm định trước đó hết hiệu lực, các thiết bị, máy móc đang vận hành cần được đánh giá lại tình trạng an toàn về kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn lao động.

Vì được thực hiện theo chu kỳ lặp lại thường xuyên này nên được gọi là kiểm định an toàn định kỳ.

3. Kiểm định an toàn bất thường

Việc đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn máy móc, thiết bị căn cứ vào các quy chuẩn kỹ thuật an toàn quốc gia diễn ra đột xuất (không theo một chu kỳ nhất định nào cả) được gọi là kiểm định an toàn bất thường.

Hoạt động kiểm định an toàn bất thường diễn ra trong các trường hợp sau:

  • Khi máy móc, thiết bị được sửa chữa hoặc nâng cấp khiến quy trình kỹ thuật hoặc vận hành có ảnh hưởng tới kỹ thuật an toàn thiết bị.
  • Khi thay đổi vị trí lắp đặt máy móc, thiết bị.
  • Đối với các thiết bị chịu áp lực: khi tạm ngưng hoạt động từ 12 tháng buộc phải kiểm định trước khi đưa vào vận hành lại.
  • Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc đơn vị sản xuất, thi công thấy sự cần thiết phải kiểm định lại tình trạng kỹ thuật máy móc, thiết bị để đảm bảo an toàn lao động.

Vì sao cần kiểm định an toàn ?

Việc kiểm định an toàn là vô cùng quan trọng vì mỗi loại vật liệu, thiết bị đều có tiêu chuẩn và yêu cầu an toàn kỹ thuật riêng, giúp đảm bảo an toàn tính mạng người lao động trong quá trình vận hành và đảm bảo sự an toàn của thiết bị máy móc. Các đơn vị, tổ chức sử dụng vật tư, thiết bị trong quá trình sản xuất, thi công đều phải đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn lao động.

Kiểm định an toàn cũng là giải pháp duy nhất để chứng minh thiết bị, vật tư có đáp ứng được tiêu chuẩn công việc cần sử dụng hay không. Ngoài ra sẽ giúp các đơn vị nắm được những sai sót hay những hỏng hóc của thiết bị để từ đó có thể kịp thời đưa ra những biện pháp khắc phục trước khi đưa vào sử dụng để tránh những tai nạn.

Công ty BHL là đơn vị uy tín trong lĩnh vực kiểm định với các chức năng kiểm định thiết bị và máy móc và kiểm định hiệu chuẩn đo lường. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp những khóa huấn luyện về an toàn lao động cho các đơn vị. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Nội dung liên quan