Mục đích và ý nghĩa của công tác huấn luyện an toàn vệ sinh doanh nghiệp hiện nay

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là công tác quan trọng và vô cùng cần thiết. Là đơn vị cung cấp khóa huấn luyện, chúng tôi hiểu rõ công tác này có những mục đích và ý nghĩa như thế nào đối với người lao động hay các đơn vị.

Mục đích của công tác an toàn vệ sinh lao động

Điều này được dựa theo bộ Luật Lao Động 2015 về an toàn lao động. Mọi hoạt động của công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động hiện nay nhằm loại trừ yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp…đều xuất phát từ cơ sở của khoa học kỹ thuật. Các hoạt động điều tra khảo sát, phân tích điều kiện lao động. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo điều kiện an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật.

Công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhằm mục đích:

  • Loại trừ  các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất;
  • Cải thiện điều kiện lao động hoặc tạo điều kiện an toàn trong lao động;
  • Phòng tránh tai nạn lao động, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau bảo vệ sức khoẻ, an toàn về tính mạng cho người lao động;
  • Phòng tránh những thiệt hại về người và của cải cơ sở vật chất. Góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.

huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 tại công ty Mobifone

Ảnh: Công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại Tổng công ty viễn thông Mobifone

Ý nghĩa của công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Việc quy định vấn đề An toàn vệ sinh lao động trong Luật lao động có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.

  • Thể hiện quan điểm: xã hội coi con người là vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Con người là vốn quý nhất của xã hội phải luôn luôn được bảo vệ và phát triển. Đó là biểu hiện sự quan tâm của nhà nước đối với sức khỏe làm việc của người lao động.
  • Ý nghĩa về mặt xã hội: người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội. Bảo hộ lao động là chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của người lao động. Cũng là góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội, phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
  • Lợi ích về kinh tế: thực hiện tốt bảo hộ lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Sản xuất có năng suất cao, hiệu quả. Giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động.

Như vậy, thực hiện tốt việc bảo hộ lao động là thể hiên quan tâm đầy đủ về sản xuất. Đồng thời là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao. Những quy định và nội dung huấn luyện an toàn lao động được thể chế hoá trong luật pháp của Nhà nước. Mọi người, mọi cơ sở kinh tế đều phải có trách nhiệm tham gia và thực hiện nghiêm túc.

An toàn vệ sinh lao động là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và con người, trước hết là người trực tiếp lao động. Đối tượng huấn luyện là tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động đến người lao động, là những chủ thể tham gia công tác ATVSLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người khác. ATVSLĐ liên quan tới tập thể lao động, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội.

 

Chia sẻ nội dung
Facebook
Email
Van ban phap luat trong huan luyen, dao tao an toan lao dong, kiem dinh, quan trac

Văn bản pháp luật

Nghị định, thông tư của chính phủ và các bộ ban ngành cập nhật mới nhất