Kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp trong sản xuất

Sản xuất hàng hóa là dây chuyền sản xuất sử dụng nhiều loại thiết bị máy móc từ đơn giản đến phức tạp ở tất cả các quy trình. Để đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất và làm việc. không chỉ có huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ công nhân viên mà còn phải thực hiện kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp trong nhà xưởng. 

Các loại thiết bị máy móc trong nhà xưởng đa phần đều thuộc Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương theo Thông tư số 09/2017/TT-BCTThông tư 12/2020/TT-BCT

Kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp là gì?

Quá trình kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp sẽ giúp đánh giá được sự phù hợp, an toàn của thiết bị đó theo những quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sử dụng.
Ví dụ như trong quá trình sử dụng, loại máy móc đó có gây hại gì cho con người theo điều kiện thông thường hay không, độ an toàn của nó với con người là bao nhiêu,…

kiem-dinh-an-toan-thiet-bị

Ngoài ra, đối với những thiết bị có mức độ rủi ro cao, nếu xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng đến tài sản, môi trường và đặc biệt là tính mạng con người. Vì vậy, việc kiểm định an toàn thiết bị là một điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, thiết bị phải được kiểm tra định kỳ (thời gian giữa 2 lần kiểm định sẽ phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng của thiết bị).

Tại sao cần kiểm định an toàn thiết bị công nghiệp?

Hiện nay, thiết bị, máy móc đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi tổ chức/doanh nghiệp. Nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. 

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành không thể tránh khỏi việc các thiết bị máy móc xảy ra hư hỏng, tai nạn gây mất an toàn cho người lao động. Đây được xem là một trong những lý do cho việc kiểm định an toàn thiết bị, ngoài ra hoạt động này còn giúp doanh nghiệp:

  • Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về luật pháp của Nhà nước trong hoạt động sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Đảm bảo an toàn cho người lao động, người sử dụng, hàng hóa và tài sản trong quá trình vận hành thiết bị, máy móc.
  • Dễ dàng phát hiện ra những vấn đề bất thường của thiết bị, máy móc từ đó đánh giá tình trạng hỏng hóc và có những biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời.
  • Tăng hiệu suất và năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị, máy móc không bị gián đoạn.
  • Giảm thiểu các trường hợp tai nạn lao động và các chi phí phát sinh khi thiết bị, máy móc vận hành không an toàn.
  • Là bằng chứng pháp lý quan trọng cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá
  • Góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp khi thiết bị, máy móc đã được đảm bảo an toàn lao động.  

Mức xử phạt khi không thực hiện kiểm định an toàn

Theo khoản 4 Điều 24 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động như sau:

“4. Mức xử phạt đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật như sau:

  1. a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 đến 03 máy, thiết bị, vật tư;
  2. b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 04 đến 10 máy, thiết bị, vật tư;
  3. c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 đến 20 máy, thiết bị, vật tư;
  4. d) 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 máy, thiết bị, vật tư trở lên”

Như vậy, hành vi không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức xử phạt hành chính tương ứng với số lượng máy móc, thiết bị, vật tư không được bảo trì như sau:

  • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 đến 03 máy, thiết bị, vật tư;
  • Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 04 đến 10 máy, thiết bị, vật tư;
  • Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 đến 20 máy, thiết bị, vật tư;
  • 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 máy, thiết bị, vật tư trở lên.

Trên đây là những quy định của pháp luật về danh mục đối tượng kiểm định là máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong sản xuất nói riêng và các máy móc nói chung. 

BHL Group là đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm định an oàn và huấn luyện ATVSLĐ. Với đội ngũ chuyên môn cao, trang thiết bị tiên tiến chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. 

 

Chia sẻ nội dung
Facebook
Email
Van ban phap luat trong huan luyen, dao tao an toan lao dong, kiem dinh, quan trac

Văn bản pháp luật

Nghị định, thông tư của chính phủ và các bộ ban ngành cập nhật mới nhất