Kiểm định an toàn thiết bị áp lực mang lại những lợi ích gì ?

1. Thiết bị chịu áp lực là gì ?

Thiết bị chịu áp lực là một loại thiết bị đóng kín được sử dụng trong các quy trình nhiệt học, hóa học, bảo quản, vận chuyển các chất khí nén, khí hóa lỏng hoặc khí hòa tan ở trạng thái có áp suất cao hơn 0,7 bar. Các thiết bị này được giới hạn bởi các van, khóa và có áp suất làm việc cao.

2. Kiểm định an toàn thiết bị áp lực là gì ?

Kiểm định thiết bị áp lực là quy trình kiểm tra và đánh giá tính an toàn và độ tin cậy của các thiết bị chịu áp lực. Các thiết bị áp lực nói chung được quy định bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh Xã hội ban hành về yêu cầu nghiêm ngặt an toàn, vệ sinh lao động đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, máy móc.

Danh mục kiểm định thiết bị chịu áp lực được quy định tại thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019, Bao gồm:

  • Hệ thống lạnh- Điều hòa thông gió – Chiller
  • Các bình khí nén
  • Máy nén khí
  • Bồn bể các loại
  • Nồi gia nhiệt dầu
  • Nồi hơi
  • Đường ống y tế
  • Đường ống dẫn nước nóng
  • Đường ống gas

kiem dinh an toan binh chiu ap luc

Ảnh: Kỹ thuật viên BHL đang tiền hành kiểm tra thông số hoạt động của bình chịu áp lực

3. Lợi ích khi thực hiện kiểm định an toàn thiết bị áp lực

Việc kiểm định thiết bị áp lực là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn và giảm thiểu tai nạn lao động. Nếu thiết bị không được kiểm định hoặc kiểm định không đúng thời hạn, nó có thể gây ra các sự cố và tai nạn nguy hiểm. Việc thực hiện kiểm định định kỳ đúng quy trình mang lại những lợi ích thiết thực:

  • Đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt cho thiết bị
  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời giảm thiểu rủi ro liên quan đến an toàn lao động
  • Bảo vệ tài sản của công ty, đánh giá được tình trạng thiết bị để có kể hoạch sử dụng tốt nhất

4. Các hình thức kiểm định thiết bị áp lực

  • Kiểm định lần đầu: Sau khi thiết bị áp lực lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
  • Kiểm định định kỳ: Sau khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
  • Kiểm định bất thường:

Sau khi sửa chữa, nâng cấp, ci tạo quan trọng có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị áp lực.

* Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

5. Thời hạn kiểm định thiết bị áp lực

Từ 1 – 3 năm tùy thuộc thời gian, điều kiện làm việc và chất lượng của bình thiết bị chịu áp lực.

Thực tế hàng năm, rất nhiều vụ nổ thiết bị áp lực đã xảy ra ở Việt Nam, gây thiệt hại khó lường tới tài sản và tính mạng con người. Đáng buồn hơn là có không ít đơn vị quản lý chỉ quan tâm đến giấy tờ, chi phí kiểm định để đối phó cơ quan quản lý nhà nước mà bỏ qua chất lượng của hoạt động kiểm định. Chính vì thế, kiểm định thiết bị áp lực là công việc cần phải thực hiện nghiêm túc đối với các đơn vị đang sử dụng những thiết bị này. Việc kiểm định mang lại những giá trị lợi ích hữu ích cho cả người lao động và doanh nghiệp.

 

Chia sẻ nội dung
Facebook
Email
Van ban phap luat trong huan luyen, dao tao an toan lao dong, kiem dinh, quan trac

Văn bản pháp luật

Nghị định, thông tư của chính phủ và các bộ ban ngành cập nhật mới nhất