Danh mục thiết bị nâng cần kiểm định an toàn theo TT số 36/2019/TT-BLĐTBXH

1. Kiểm định thiết bị nâng là gì? 

Thiết bị nâng là một trong những loại máy móc yêu cầu bắt buộc phải kiểm định an toàn để đảm bảo an toàn lao động theo quy định của pháp luật. Kiểm định thiết bị nâng là hoạt động kỹ thuật cần thiết và quan trọng, được  thực hiện theo quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp về tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật. Do vậy việc kiểm định thiết bị nâng là công việc bắt buộc đối với đơn vị sở hữu, sử dụng các thiết bị này. 

2. Danh mục thiết bị nâng được BHL Group kiểm định

Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định danh mục các loại thiết bị nâng có yêu cầu kiểm định an toàn kỹ thuật như sau:

  • Kiểm định cần trục các loại: Cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục đường sắt, cần trục chân đế; 
  • Cầu trục: Cầu trục lăn, cầu trục treo;
  • Cổng trục: Cổng trục, nửa cổng trục;
  • Trục cáp chở hàng; trục cáp chở người; trục cáp trong các máy thi công, trục tải giếng nghiêng, trục tải giếng đứng; Kiểm định Pa lăng điện; Pa lăng kéo tay có tải trọng từ 1.000kg trở lên; 
  • Xe tời điện chạy trên ray;
  • Kiểm định tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng; bàn nâng; sàn nâng; sàn nâng dùng để nâng người; tời nâng người làm việc trên cao; 
  • Tời thủ công có tải trọng từ 1.000kg trở lên; 
  • Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng từ 1.000kg trở lên; 
  • Kiểm định xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m; 
  • Kiểm định máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người; 
  • Thang máy các loại;
  • Kiểm định thang cuốn; băng tải chở người.

3. Thời điểm kiểm định

  • Kiểm định lần đầu: Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng;
  • Kiểm định định kỳ: trong quá trình sử dụng. Chu kỳ kiểm định theo quy định hiện hành cho từng loại thiết bị;
  • Kiểm định bất thường khi: Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn; Sau khi thiết bị xảy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong; Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng thiết bị; Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động. 

4. Lợi ích khi kiểm định an toàn thiết bị nâng 

Kiểm định thiết bị nâng là hoạt động cần thiết mang lại nhiều lợi ích cho đon vị như:

  • Tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về kiếm định thiết bị trong sản xuất.
  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành, tao niềm tin sự an tâm khi làm việc.
  • Phòng ngừa và chủ động xử lý các vấn đề liên quan đến hỏng hóc thiết bị cần sửa chữa hoặc thay thế.
  • Gỉam thiếu các chi phí liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
  • Nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường.

BHL Group với nhiều năm kinh nghiệm cùng các dự án kiểm định quy mô lớn nhỏ cho nhiều doanh nghiệp trong cả nước, chúng tôi tư tin mang đến cho quý khách hàng dịch vụ kiểm định uy tín, chất lượng, giá cạnh tranh.

Chia sẻ nội dung
Facebook
Email
Van ban phap luat trong huan luyen, dao tao an toan lao dong, kiem dinh, quan trac

Văn bản pháp luật

Nghị định, thông tư của chính phủ và các bộ ban ngành cập nhật mới nhất