Các khoản thưởng Tết Nguyên đán 2024 cho người lao động

Các khoản thưởng Tết Nguyên đán 2024 cho người lao động

 

Về quy định thưởng Tết:

Tiền thưởng được hiểu là khoản thù lao bổ sung cho tiền lương để trả cho những yếu tố mới phát sinh trong quá trình lao động (tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, sáng kiến…) chưa tính đến trong mức lương theo chức danh hoặc theo công việc.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.”.

Quy chế thưởng, Thỏa ước lao động tập thể hoặc Hợp đồng lao động giữa hai bên.

Tùy vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể xây dựng quy chế thưởng Tết cho người lao động một lần hoặc theo từng năm. Mức thưởng Tết hằng năm (đối với doanh nghiệp có thực hiện thưởng Tết cho người lao động) cho người lao động sẽ do doanh nghiệp quyết định dựa vào Quy chế thưởng, Thỏa ước lao động tập thể hoặc Hợp đồng lao động. Hoặc người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Do đó, thưởng nói chung và thưởng Tết nói riêng cho người lao động đều không phải là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động.

Dựa trên kết quả kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động mà doanh nghiệp sẽ chủ động xem xét thưởng hay không thưởng, thưởng nhiều hay thưởng ít cho người lao động.

Ngoài việc thưởng Tết bằng tiền, Theo quy định thưởng Tết tại Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp có thể thưởng cho người lao động bằng tài sản hoặc các hình thức khác ngoài tiền. Ví dụ, thưởng vé du lịch, vé tàu xe để về quê; hoặc các hiện vật có giá trị như: đồ gia dụng, xe máy, ôtô…

Doanh nghiệp chỉ bắt buộc phải chi trả lương tháng 13 nếu trước đó có thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. Hiện nay, lương tháng 13 thường được được xác định theo hai cách, theo mức bình quân tiền lương trong năm, hoặc theo mức lương tháng 12 của người lao động.

Thực tế, không có văn bản pháp luật nào quy định doanh nghiệp phải trả tiền lương tháng thứ 13. Tuy nhiên, trong các hợp đồng lao động, hai bên người sử dụng lao động và người lao động có ký kết nội dung thưởng tiền tháng 13 thì bạn sẽ được nhận khoản tiền này.

Khoản tiền lương tháng thứ 13 được tính theo mức bình quân tiền lương trong năm, hoặc theo mức lương tháng thứ 12 của người lao động.

Pháp luật hiện hành không bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động và không có bất cứ quy định nào về lương tháng 13, vì thế không phải doanh nghiệp nào cũng có lương tháng 13.

Theo khoản 1 Điều 103 Bộ luật Lao động 2012: Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Có thể thấy, pháp luật không bắt buộc người sử dụng lao động phải thưởng Tết cho người lao động. Người sử dụng lao động có thể thưởng hoặc không.

Trường hợp có thưởng thì mức thưởng cũng sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc trong năm của người lao động.

  • Nếu đi làm vào đúng ngày nghỉ lễ tết người lao động được hưởng ít nhất 400% tiền lương. Theo qui định, người lao động được nghỉ làm trong suốt những ngày nghỉ Tết Âm lịch. Trường hợp do đặc thù công việc hoặc thực hiện theo sự phân công, sắp xếp của người sử dụng lao động mà người lao động vẫn đi làm vào những ngày này thì sẽ được tính là làm thêm giờ và hưởng lương làm thêm giờ.
  • Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm: Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ. Do đó, nếu người lao động làm thêm giờ trong ngày Tết Âm lịch sắp tới sẽ được hưởng tối thiểu 400% tiền lương ngày làm việc bình thường.
  • Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo thời gian làm việc thực tế, tiền lương làm thêm giờ, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Trên cơ sở này, nếu làm việc vào ban đêm trong dịp Tết Âm lịch thì tổng tiền lương mà người lao động nhận được bằng 490% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

Căn cứ theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 thì hàng năm, người lao động trên phạm vi cả nước đều được nghỉ Tết Dương lịch 1 ngày và Tết Âm lịch ít nhất là 5 ngày và được hưởng nguyên lương đối với những ngày này.

Nếu trường hợp người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết thì được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm với ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.