Thang máy, thang cuốn là một thiết bị vận chuyển người, dạng băng tải. Thang cuốn gồm hệ thống những bước thang có thể chuyển lên trên hay xuống dưới liên tục luân phiên nhau thành vòng tròn khép kín, và ăn khớp với nhau bằng những khe sâu trên bề mặt. Chính vì vậy, việc kiểm định thang máy, thang cuốn là vô cùng quan trọng vì liên quan trực tiếp đến an toàn của người sử dụng mà còn góp phần nâng cao hình ảnh, thương hiệu một đơn vị chuyên nghiệp.
Kiểm định an toàn thang máy, thang cuốn là gì?
Kiểm định thang máy, kiểm định thang cuốn là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Tại Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH Quy định kiểm định thang máy của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành: thang máy, thang cuốn thuộc “Danh mục các loại thiết bị, máy móc, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động”.
Danh mục thang máy, thang cuốn cần kiểm định an toàn:
- Kiểm định thang máy thủy lực;
- Kiểm định thang máy điện;
- Kiểm định thang máy chở hàng;
- Kiểm định thang máy điện không có phòng máy;
- Kiểm định thang máy gia đình; Kiểm định thang cuốn, băng tải chở người – chở hàng. Kiểm định an toàn kỹ thuật thang máy, thang máy điện.
Các hình thức kiểm định an toàn
Theo các quy định và thông tư hiện hành, khi sử dụng thang máy, thang cuốn cần phải thực hiện 3 hình thức kiểm định như sau:
- Kiểm định thang máy, thang cuốn lần đầu:
Bắt buộc phải tiến hành kiểm định thang máy, thang cuốn khi vừa hoàn thành việc lắp đặt, nhằm đảm bảo thang máy, thang cuốn đạt điều kiện tốt nhất, đảm bảo an toàn để đi vào khai thác sử dụng theo quy định đã được ban hành;
- Kiểm định thang máy, thang cuốn theo định kỳ:
Trong trường hợp này nếu thang máy, thang cuốn có một số thiết bị hư hỏng, không đảm bảo an toàn cần phải thay thế, sửa chữa để đạt yêu cầu được phép sử dụng. Chu kỳ kiểm định thang máy, thang cuốn theo quy định hiện hành là tối đa không quá 12 tháng/lần;
- Kiểm định thang máy, thang cuốn khi có dấu hiệu bất thường:
Được thực hiện nếu trong quá trình sử dụng có một số vấn đề về kỹ thuật xảy ra, gây ra tình trạng mất an toàn, không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động. Đơn vị kiểm định sẽ tiến hành đánh giá tình trạng, đưa ra phương án khắc phục trong thời gian ngắn nhất theo tiêu chuẩn đã được quy định.
Lợi ích khi kiểm định thang máy, thang cuốn
Các lợi ích thiết thực khi các đơn vị tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn thang cuốn
- Tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
- Đảm bảo an toàn cho con người và hàng hóa trong quá trá trình sử dụng;
- Tăng năng suất lao động do thời gian làm việc của thiết bị không bị gián đoạn;
- Giảm thiểu chi phí tổn hại do tai nạn lao động gây ra;
- Là bằng chứng pháp lý cần thiết cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá.
Quy trình kiểm định an toàn thang máy, thang cuốn
Quy trình kiểm định thang máy, thang cuốn của BHL Group giúp khách hàng thuận tiện hơn khi sử dụng dịch vụ đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian.
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của thang máy
Các hồ sơ sau cần được kiểm định viên xem xét:
- Hồ sơ chế tạo, lý lịch thang máy, các bản vẽ cấu tạo và bản vẽ nguyên lý hoạt động
- Hồ sơ lắp đặt, hoàn công.
- Biên bản và phiếu kết quả kiểm định lần trước Các hồ sơ về thay thế, sửa chữa, nhật ký vận hành, bảo trì
- Hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
- Xem xét tính đầy đủ và đồng bộ các chi tiết, bộ phận với hồ sơ chế tạo
- Kiểm tra khuyết tật, biến dạng của các chi tiết và bộ phận cabin, giếng thang, hố thang, cửa thang puly, cáp, đối trọng …).
- Kiểm tra hệ thống thủy lực (đối với thang máy thủy lực)
- Đo điện trở nối đất
Bước 3: Thử nghiệm
Quá trình thử nghiệm chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên có kết quả đạt yêu cầu.
- Thử không tải: Vận hành thang máy ở chế độ không tải để kiểm tra hoạt động của các bộ phận an toàn, tự động.
- Thử với các chế độ có tải trọng theo thứ tự 100% tải định mức và 125% tải trọng định mức. Đánh giá tình trạng hoạt động của các cơ cấu an toàn, bảo hiểm của thang máy sau khi thử nghiệm.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định thang máy
- Lập biên bản kiểm định thang máy theo mẫu quy định
- Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
- Dán tem kiểm định, thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định nếu quá trình kiểm tra đạt yêu cầu.
Thời hạn kiểm định thang máy, thang cuốn
- Thang máy có thời gian sử dụng chưa đến 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm;
- Đối với thang máy có thời gian sử dụng trên 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm;
- Đối với thang máy có thời gian sử dụng trên 20 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm.