Thiết bị áp lực là danh mục sản phẩm phải kiểm định an toàn theo quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH về danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được ban hành ngày 30/12/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
1.Kiểm định thiết bị áp lực là gì?
Kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực là hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, phân tích những thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hóa học, cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.
Thiết bị áp lực là loại có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vì dù được sử dụng đúng mục đích và hướng dẫn nhưng trong quá trình làm việc vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, rò rỉ các chất độc hại ra môi trường… Đó là nguy cơ gây tai nạn, thương vong cho con người.
Công ty cổ phần quốc tế BHL Group đã được chỉ định kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực theo các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật để đánh giá tình trạng an toàn của các thiết bị.
2.Danh mục thiết bị áp lực cần kiểm định
- Bình chứa khí nén, chai chứa khí;
- Thiết bị nồi hơi, nồi gia nhiệt dầu;
- Hệ thống đường ống dẫn khí;
- Các bộ phận trao đổi nhiệt, bộ phận bốc hơi…
3.Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về kiểm định thiết bị áp lực
- QCVN 01:2008–BLĐTBXH– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
- TCVN 7704:2007 – Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;
- TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992) – Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước);
- TCVN 6008:2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra;
- TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
- TCVN 9358:2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung;
- TCVN 8366:2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo;
- TCVN 6155:1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa;
- TCVN 6156:1966 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử;
- TCVN 8022-1:2009 – Hệ thống đường ống khí y tế – Phần 1: Hệ thống đường ống cho khí nén y tế và chân không;
- TCVN 7742:2007 – Hệ thống làm giàu oxy để sử dụng với hệ thống ống dẫn khí y tế.
4.Lợi ích khi kiểm định thiết bị áp lực
Thiết bị áp lực có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, và kiểm định an toàn thiết bị áp lực đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
Kiểm định thiết bị áp lực không những đảm bảo an toàn cho người sử dụng, phòng tránh nguy cơ cháy nổ, rò rỉ các chất độc hại ra môi trường mà còn giúp đơn vị nâng cao giá trị thương hiệu, đáp ứng các yêu cầu, quy định của Nhà nước, giảm thiểu các chi phí liên quan.